Thứ Sáu, 20 tháng 9, 2013

Kỷ nguyên của Internet of things: cơ hội nào cho ngành CNTT Việt Nam?

Hiện nay mỗi công dân thế giới có trung bình khoảng 2 thiết bị được kết nối với nhau. Đến năm 2020, số kết nối trung bình của mỗi người có thể lên đến 7. Khi đó, các ngành công nghiệp liên quan sẽ phát triển một cách mạnh mẽ, đời sống của con người sẽ tiện nghi hơn. Thế thì, đâu là cơ hội cho ngành CNTT trong kỷ nguyên bùng nổ của những kết nối?

Phát triển từ nền tự động hóa
Internet of things- Internet của sự vật, là một bước phát triển của một khái niệm đã ra đời từ năm 1990 gọi là machine to machine. Trước machine to machine là khái niệm về tự động hóa trong các ngành công nghiệp.

Có thể giới công nghệ thông tin (CNTT không quen với khái niệm về tự động hóa. Thật ra, khái niệm này ra đời trước khi CNTT ra đời, khi mà các ngành công nghiệp phải dựa vào công nghệ điện tử và điều khhiển trong các ngành công nghiệp (như sản xuất, khai thác dầu khí, khai thác mỏ, thăm dò vũ trụ...) nhằm tăng năng suất lao động, tăng độ an toàn và giảm chi phí điều hành.

Sau một thời gian phát triển, người ta đưa khái niệm tự động hóa lên một tầm coa hơn gọi là machine to machine. Đây là một khái niệm mầccs cỗ máy, các sự vật trong ngành công nghiệp nó có thể trao đổi lẫn nhau để con người ở bộ phận điều hành điều khiển được các công cụ lao động, các dây truyền sản xuất một cách hiệu quả.
Cuộc cách mạng của CNTT và bùng nổ các kết nối.
Bên cạnh sự phát triển của machine to machine, chúng tôi có một cuộc cách mạng của CNTT, môi trường mà các chuyên gia CNTT đang hoạt động trong mấy chục năm qua. Điều đó cho thấy, sự phát triển của CNTT đưa ra rất nhiều thành quả mà chúng ta đang thụ hưởng hiện nay, như Internet, điện toán đám mây, cuộc bùng nổ của dữ liệu (big data) và mobility

Chính vì vậy, từ thế giới của machine to machine hay tự động hóa, chúng ta thấy được cơ hội cho từng cá nhân, từng doanh nghiệp, và từng chính phủ. Nghĩa là, nó có thể tạo ra cuộc sống tốt đẹp hơn cho từng cá nhân, từng ngành, từng doanh nghiệp và từng quốc gia.

Theo cơ sở đó, khái niệm machine to machine đã được phát triển thành một tầng mới, đó là Internet of Things hay Internet của sự vật. Trong đó các sự vật có thể kết nối với nhau theo phương thức như tổ chức một mạng Internet.

"Dân cư" của Internet of things phát triển nhanh đến bất ngờ trong những năm qua. Năm 2003 dân số thế giới khoảng 6,3 tỉ người thì có khoảng 300 triệu thiết bị được kết nối với nhau, tức là nhỏ hơn nhiều lần so với số lượng dân cư. Đến năm 2010, số thiết bị kết nối đã tăng lên 12 tỉ, tăng gần gấp đôi dân số thế giới lúc đó là 6,5 tỉ người, trung bình mỗi người dân số 2 thiết bị được kết nối. Theo dự báo, đến năm 2015 thì số lượng thiết bị kết nối có thể lên đến con số khoảng 25 tỉ. hay đến năm 2020 có khoảng 50 tỉ thiết bị được kết nối, trong khi dân số thế giới chỉ khoảng 7 tỉ người, trung bình mỗi người dùng đến 7 kết nối.


Có thể nói, số lượng kết nối càng nhiều thì cuộc sống của con người sẽ đầy đủ và tiện nghi hơn; xu hướng này đã diễn ra rất mạnh ở những nước phát triển trên thế giới, trong khi những nước đang phát triển nỗ lực chớp cơ hội này để làm sao cho các ngành công nghiệp của quốc gia mình phát triển một cách mạnh hơn.
Cơ hội trong 10 năm tới
Ở Việt Nam, những khái niệm về tự động hóa, machine to machine, và Internet of things đã và đang diễn ra trong các ngành công nghiệp mà giới CNTT chưa nhận thức ra. Chúng ta có thể tận dụng cơ hội này để làm sao hội tụ một thành phần nữa vào CNTT, người ta gọi đó là OT (Operation Technology), đó là khu vực của các công nghệ liên quan đến điều hành hoạt động của các nghành công nghiệp. Đơn cử như công nghệ trong các ngành sản suất, nhà máy, khai thác mỏ, điều hành của một hệ thống tàu điện ngầm… Được biết, hiện nay mỗi năm Việt Nam đầu tư cho cơ sở hạ tầng đến hơn 40% ngân sách của xã hội. Do vậy, cơ hội cho Internet of things trong CNTT là rất lớn, chúng ta hãy kết hợp với nhau để tạo ra một cơ hội lớn cho Việt Nam trong 5 hoặc 10 năm tới.
Nếu chúng ta có thể hội tụ được cái thế giới của CNTT mà chúng ta đang làm hiện tại trong các công sở, các văn phòng với phần OT ở trong khu vưc gọi là hiện trường của các ngành công nghiệp thì nó sẽ tạo ra một cơ hội lớn cho các ngành sản xuất chính (như: chăm sóc sức khỏe, giáo dục, sản xuất giao thông vận tải…). Từ đó tạo ra 3 giá trị cho xã hôi.
Thứ nhất, về mặt kinh tế. Thứ 2 về mặt xã hội. Thứ 3 về mặt môi trường. Trong đó, Cách mà nó tạo ra thì rất bền vững. Chẳng hạn, trong ngành chăm sóc sức khỏe người bị bệnh tim mạch, phải đo rất nhiều thông số với nhiều lần trong ngày do bác sĩ chuyên môn thực hiện… tuy nhiên, việc này người thường vẫn có thể thực hiện được dưới sự theo dõi từ xa của bác sĩ ở bệnh viện, với điều kiện bệnh viện phải trang bị một có gắn SIM điện thoại cùng các tính năng đo mạch của người bị bệnh tim. Sau đó, kết nối thiết bị này đến hệ thống theo dõi từ xa của bác sĩ ở bệnh viện. Tương tự, nó hoàn toàn có thể ứng dụng vào nhiều lĩnh vực khác và mang lại các giá trị về mặt kinh tế, chính trị, môi trường, xã hội.
Hiện nay, trong các bảng khảo sát và nghiên cứu thị trường của lĩnh vực về machine to machine, Internet of things trên thế giới thì thông tin về thị trường Việt Nam còn rất là ít. Chẳng hạn, các báo cáo thông tin hàng quý có rất nhiều vấn đề về thách thức cho các ngành, lĩnh vực. Ở lĩnh vực chăm sóc sức khỏe và ngành dược, Việt Nam đang thiếu rất nhiều bác sĩ, giường bệnh nhưng không thể cải thiện trong một khoảng thời gian ngắn được. Tuy nhiên đây là cho Internet of things. Bởi, bếu chúng ta có thể ứng dụng được việc chăm sóc sức khỏe từ xa, thì có thể đưa các bác sĩ đến những vùng sâu vùng xa thông qua các phương tiện công nghệ, giải quyết được bài toán về việc đưa bệnh nhân vượt tuyến.
Thực tế, ở Ấ Độ, người ta dùng phương pháp này để chuyển giao cho các y tá ở cấp huyện, cấp làng, cấp xã. Trong vali ấy có những bộ kit cung cấp cho người y tá ở địa phương những vấn đề cơ bản, khi gắn chúng lên người bệnh nhân thì các bác sĩ chuyên môn ở các tuyến trên hoàn toàn có thể quan sát và chuẩn đoán được, điều trị.
Trong các ngành thì những bài toán này đang diễn ra. Chẳng hạn, trong các nhà máy thì phần tự động hóa bắt buộc nhưng bộ phận CNTT và OT chưa kết hợp được với nhau. Do vậy, nếu kết hợp được hai bộ phận này lại với nhau thì hiệu quả về đầu tư và sử dụng sẽ lớn hơn nhiều.
Chính sách cho sự sẵn sàng
Với những ứng dụng từ Internet of things mà hiệu quả của chúng hoàn toàn có thể tính toán được, thiết nghĩ chúng ta cần phải có một chính sách để thúc đẩy việc ứng dụng Internet of things vào trong các ngành công nghiệp khác nhau, cũng như chính sách tạo điều kiện, hỗ trợ cho các doanh nghiệp phát triển một cách mạnh mẽ.
Trong đó, chính sách thúc đẩy có thể đi thẳng vào những dự án trọng điểm của quốc gia.
Về nguồn nhân lực, Việt Nam có nguồn nhân lực tương đối dồi dào nhưng chưa được hệ thống hóa để họ “gặp” được với nhau. Đơn cử, các kỹ sư hay chuyên gia về tự động hóa và ngành nông nghiệp chưa “gặp” được các kỹ sư, chuyên gia trong ngành CNTT để tạo ra cơ hội cho cả hai và nhiều ngành khác. Vấn đề này có thể khắc phục nếu có sự hỗ trợ của các tổ chức như Hội tin học TP.HCM, Sở khoa học công nghệ, Sở thông tin và truyền thông, hay các bộ, ngành.
Về mặt công nghệ, thì việc chuyển giao công nghệ hiện nay khá dễ dàng nhờ các phương thức mới, hay các hãng, các tập đoàn, các công ty đa quốc gia.
Tôi tin tưởng rằng, nếu có sự tham gia của chính phủ, của các hiệp hội thì bài toán đưa CNTT vào trong trong OT chỉ còn là những bước đi, chứ không phải là vấn đề quá xa vời của Việt Nam.
CAO KIẾN NAM 

(Lược ghi từ bài tham luận của ông PHAN THANH SƠN – CTO của Cisco Việt Nam, trong tọa đàm định hướng nội dung cho sự kiện “Toàn cảnh công nghệ thông tin Việt Nam 2013” do Hội tin học tổ chức hồi cuối tháng 8/2013)