Chủ Nhật, 28 tháng 7, 2013

Máy chủ là gì


Máy chủ (Tiếng anh là Server) là một máy tính được kết nối với một mạng máy tính hoặc Internet, có địa chỉ IP tĩnh, có năng lực xử lý cao và trên đó người ta cài đặt các phần mềm để phục vụ cho các máy tính khác truy cập yêu cầu cung cấp các dịch vụ và tài nguyên.

Như vậy về cơ bản máy chủ cũng là một máy tính, nhưng được thiết kế với nhiều tính năng vượt trội hơn, năng lực lưu trữ và xử lý dữ liệu cũng lớn hơn máy tính thông thường rất nhiều. 

Máy chủ thường được sử dụng cho nhu cầu lưu trữ và xử lý dữ liệu trong một mạng máy tính hoặc trên môi trường Internet. Máy tính là nền tảng của mọi dịch vụ trên Internet, bất kỳ một dịch vụ nào trên Internet muốn vận hành cũng đều phải thông qua một máy chủ nào đó

Nguồn Internet

Kinh nghiệm áp dụng và triển khai ITIL


Sau buổi offline tại ITLC, qua trải nghiệm thực tế của anh Lê Trung Thành- (Platform Deputy Division Leader - VNG Corporate) Red đã cập nhật một mảng kiến thức mới- ITIL. Với sự tìm hiểu thêm, Red xin tổng hợp lại thông tin về mảng ITIL

ITIL- Information Technology Infrastructure Library: Thư viện cơ sở hạ tầng CNTT là một tập hợp các hoạt động (set of practices) để quản lý dịch vụ IT (ITSM- Information Technology Service Management) tập trung vào đáp ứng các hoạt động kinh doanh đặc biệt đối với các công ty cung cấp dịch vụ IT.

Hiện nay ITIL có 3 phiên bản khác nhau: ITIL 2007 Edition (version 3), ITIL version 2. Thực chất ITIL là nền tảng tiêu chuẩn ISO/IEC 20000 (trước đây là BS15000) quản lý quốc tế về chất lượng dịch vụ CNTT. Tuy nhiên mỗi phiên bản có tiêu chuẩn quản lý khác nhau

Tóm lại, ITIL mô tả quy trình, thủ tục, công việc và danh sách kiểm tra được doanh nghiệp áp dụng để thực hiện chiến lược, nâng cao giá trị và chất lượng dịch vụ.

ITIL 2007 Edition (Phiên bản 3) tập trung vào 5 giá trị cốt lõi: Service Strategy, Service Design, Service Transition, Service Operation và Continual Service Improvement.

Trong khi đó ITIL (Phiên bản 2) tập trung vào 2 tiêu chuẩn quản lý dịch vụ IT: Hỗ trợ dịch vụ (Service Support), cung cấp dịch vụ (Service Delivery) và 4 hướng dẫn vận hành: Quản lý hạ tầng CNTT (ICT infrastructure management), Quản lý an toàn (Security Management), Quản lý ứng dụng (Application Management), Quản lý tài sản phần mềm (Software Asset Management).

Ngoài ra, để hỗ trợ việc thực hiện ITIL ngày 9.4.2002 có thêm hướng dẫn về dịch vụ quản lý. Cụ thể là Lập kế hoạch để thực hiện quản lý dịch vụ (planning to implement service management). Đến ngày 26.1.2006 bổ sung thêm một hướng dẫn nhỏ cho các doanh nghiệp CNTT- Thực hiện ITIL quy mô nhỏ (ITIL Small- scale implementation).

Khi bắt đầu áp dụng ITIL, nên áp dụng với ITIL phiên bản 2. Đọc và tìm hiểu kỹ các tiêu chuẩn chất lượng, hướng dẫn vận hành ITIL. Bên cạnh đó, hiểu được chiến lược phát triển doanh nghiệp, cơ cấu tổ chức, hoạt động và quy trình làm việc của từng phòng ban. ITIL chỉ hiệu quả khi thấu hiểu được hoạt động của doanh nghiệp. Xác định rõ mục tiêu áp dụng ITIL là để phát triển, nâng cao giá trị chất lượng dịch vụ nên không nhất thiết phải áp dụng các quy trình theo bộ tài liệu. Việc này IT manager phải chịu trách nhiệm chính kết hợp với các manager của các phòng ban khác triển khai.
Đơn vị tư vấn chỉ đảm bảo các quy trình doanh nghiệp đưa ra đáp ứng được tiêu chí của ITIL, không tư vấn nào hiểu hoạt động doanh nghiệp bằng chính doanh nghiệp. Nếu có, chi phí tư vấn phải trả bằng rất nhiều tiền.

Về mặt nhân sự, thực tế anh Trung đã lựa chọn các nhân sự tham gia vào đội dự án nên có
-           Nhân sự am hiểu quy trình: Nhân sự này cần có kinh nghiệm làm về ISO, CMMi trong lĩnh vực phần mềm và có kiến thức về thống kê. Thực tế cho thấy trong quá trình làm việc, kiến thức về thống kê đưa ra kết quả bằng các con số rất có ý nghĩa. Thường IT Manager ít quan tâm đến yếu tố này.

-           Nhân sự am hiểu quy trình nghiệp vụ: Nhân sự này phải có hiểu được toàn bộ hoạt động kinh doanh trong công ty đến quy trình nghiệp vụ từng phòng ban

-           Nhân sự QA: Đảm bảo các quy trình nghiệp vụ được thực thi đúng, đủ. Nên là nữ, tính cách thẳng thắng, nhẹ nhàng để trong quá trình đánh giá có những ghi nhận đầy đủ thông tin cũng như anh/em có những lý lẽ để anh/ em nhận ra sai mà sửa

Trong các hoạt động của ITIL, doanh nghiệp nào cũng nên áp dụng Incident Management đầu tiên. Ngoài ra, khi áp dụng, nên đặt ra các chỉ số rõ ràng. Các chỉ số này xây dựng theo cấp độ khác nhau để tăng giá trị công việc cộng thêm sẽ dễ dàng hơn là các chỉ số xây dựng theo tiêu chí trừ điểm đánh thẳng vào kết quả làm việc. Với kết quả này làm căn cứ để xét KPI trong công ty.

Thực tế, doanh nghiệp cần 3 năm để áp dụng thành công ITIL cũng như khẳng định thương hiệu chất lượng phục vụ đối với nhân viên trong công ty và thị trường.

Red Cloud

Thứ Năm, 25 tháng 7, 2013

10 tính năng mới cho hệ điều hành đám mây- windows server 2012

Windows server 2012 đã được phát hành chính thức từ ngày 9/9/2012 và rất nhiều chuyên gia IT và quản trị hệ thống đang tiến hành đánh giá trước khi triển khai phần mềm. Hệ điều hành này được bổ sung rất nhiều tính năng mới hữu ích cho nhà quản trị hệ thống. Hãng microsoft cho phép tải bản dùng thử của Windows Server 2012 vì vậy trong bài viết này sẽ tìm hiểu những tính năng trước khi quyết định sử dụng hệ điều hành này hay không?
Dưới đây là 10 tính năng ưu việt nhất của windows 2012

Tránh trùng lặp dữ liệu
Một trong những hằng số bất biến của công nghệ và ngành công nghệ IT là các yêu cầu về bộ lưu trữ dữ liệu và những đòi hỏi này đang gia tăng cực kỳ nhanh. Từ việc phình to hộp thư điện thử cho đến tràn ngập tài liệu chia sẻ làm mọi doanh nghiệp đều có nhu cầu sử dụng bộ lưu trữ hiệu quả hơn. Đó là lý do tính năng chống trùng lặp dữ liệu (Data deduplication) xuất hiện.
Chương trình hoạt động như sau: Giả sử bạn có một số lượng lớn file VHD (Virual Hard Drive) cần di chuyển. Mỗi VHD đó có rất nhiều file và ứng dụng giống nhau, như trò chơi dò mìn minesweeper, Windows calculator và các ứng dụng khác trong Accessories. Data deduplication sẽ gỡ bỏ toàn bộ các bản sao ứng dụng từ các VHD đó mà chỉ giữ lại một bản. Sau đó dữ liệu còn lại được lưu tại một vị trí tách biệt trong SVI (System Volume Information) và trỏ tới những file đóng vai trò là mẫu nguồn (source template). Việc này giúp giải phóng một khối lượng lớn không gian bộ nhớ đặt biệt khi nó được áp dụng cho hàng ngàn file. Datab deduplication có tác dụng với nhiều mạng máy tính khác nhau và cả máy tính chạy Windows 8 hay Windows Server 2012. Nếu bạn có nhiều file và dữ liệu cần lưu mà không đủ bộ nhớ thì đây là một tính năng thực sự hữu ích.

Tùy chọn cài đặt cho phép loại bớt GUI
Windows Server 2012 hiện nay có một tùy chọn cài đặc mặc định cho phép cài đặt server core ít GUI hơn. Người dùng cũng có thể cài đặt Windows Server 2012 với giao diện người dùng tối thiểu nhất, tức họ thậm chí có nhiều cách hơn để cài đặt chỉ những file Windows Server mình cần. Việc này giúp làm giảm không gian ổ đĩa, giảm thiểu nguy cơ tấn công từ các hacker nhờ hạn chế số lượng file cài xuống tối thiểu.

Hyper-V 3.0
Windows Server 2012 được nạp nhiều tính năng mới, nhưng có lẽ tính năng được coi là cải tiến lớn nhất chính là ảo hóa Hyper-V. Từ bỏ VMware, giờ dây Microsoft đã bổ sung cho Hyper-V, một danh sách các cải tiến vô cùng ấn tượng. Một trong số đó là hỗ trợ tới 64 xử lý và 1TB RAM trên máy ảo, cũng như hỗ trợ tới 320 bộ xử lý phần cứng mức logic và 4TB RAM trên một máy chủ (host). Thông điệp rất rõ ràng: Microsoft đang làm mọi thứ có thể đánh đổi vị trí của VMware, sự lựa chọn nền tảng ảo hóa hàng đầu cho doanh nghiệp ở thời điểm này.

Quản lý địa chỉ IP (IPAM)
Một trong những mối lo lớn nhất của rất nhiều chuyên gai IT là giám sát các địa chỉ IP được sử dụng trên mạng của tổ chức. IPAM là một tính năng mới trong Windows Server 2012 cho phép định vị và quản lý không gian địa chỉ IP trên mạng. Người dùng cũng có thể quản lý và giám sát máy chủ DNS và DHCP. Tính năng cũng khám phá IP tự động và cung cấp một máy chủ chứa những tác vụ khác liên quan đến IP, tập trung vào quản lý, giám sát và kiểm kê.

Các thay đổi về ảo hóa mạng
Một trong những khía cạnh còn khúc mắc trong việc quản lý và cung cấp máy ảo đó là đối phó với những quy định và chế tài từ quản lý IP. Microsoft đang tiến hành những cải tiến lớn cho ảo hóa mạng trong Windows Server. Tất cả đều nhắm tới xử lý các vấn đề liên quan đến địa chỉ IP và máy ảo. Tính năng mở đường cho sự thừa nhận đám mây riêng, cũng tháo dỡ rào chắn cho phép tiếp cận IaaS dễ dàng hơn.

Re-FS
Định dạng file hệ thống NTFS đã được sử dụng hơn một thập kỷ qua bởi Microsoft. Các yêu cầu gần đây từ ảo hóa và điện toán đám mây riêng đòi hỏi nhiều hơn từ NTFS, vì vậy Microsoft đã quyết định bổ sung những tính năng mới và gia cố những tính năng hiện tại cho NTFS. Kết quả là một bản nâng ấp NTFS được gọi là Re-FS xuất hiện
Re-FS hỗ trợ file và kích thước thư mục lớn hơn, dọn dẹp ổ đĩa, cải thiện hiệu năng, hỗ trợ ảo hóa nâng cao...

Chuyển dịch máy ảo
Một trong những tính năng ấn tượng trên Hyper-3.0 là shared nothing live migration, cho phép người dùng di dời máy ảo từ máy này sang máy khác với đòi hỏi phải có bộ lưu trữ chung trước khi tiến hành chuyển nhượng. Tính năng này có lợi cho những bộ phận IT nhỏ và giúp dễ dàng hơn khi di dời các máy ảo mà không cần lưu trữ chia sẻ đắt tiền. Đây là một trong những tính năng rất ấn tượng trong Windows Server 2012 và giúp cho các phòng ban IT vừa và nhỏ trở nên nhạy bén và phản ứng nhanh hơn đối với các nhu cầu của doanh nghiệp và khách hàng.

Kho lưu trữ và không gian lưu trữ
Việc sử dụng hiệu quả tất cả những dạng bộ lưu trữ tách biệt đôi khi có thể là một công việc hết sức khó khăn, đặc biệt khi nhu cầu lưu trữ ngày càng gia tăng. Microsoft đang hy vọng giúp các nhà quản trị giải quyết được vấn đề bằng giới thiệu hai khái niệm Storages và Spaces trong Windows Server 2012.
Kho lưu trữ (Storage Pools) tổng hợp các thiết bị lưu trữ vật lý vào những đơn vị gắn kết nhau giúp dễ dàng hơn trong việc bổ sung dung lượng bộ nhớ khi cắm thêm bộ lưu trữ. Như đã đề cập trước đó, các thiết bị lưu trong kho lưu không phải được đồng nhất về loại thiết bị hay kích thước lưu trữ. Bạn có thể kết hợp các thiết bị và kích thước lưu trữ tại đây.

Không gian lưu trữ (Storage Spaces) cho phép người dùng tạo các ổ đĩa ảo có cùng đặc điểm như thiết bị thực: Có thể được cắm, tháo, lưu dự phòng và mặt khác quản lý được như với những ổ đĩa vật lý truyền thống. Nhưng Spaces thậm chí còn có những tính năng hữu ích hơn. Chúng cũng có thêm chức năng phụ trong lưu dự phòng, khôi phục...

PowerShell 3.0
Microsoft hỗ trợ PowerShell trong Windows Server 2012. Hơn 2000 câu lệnh PowerShell (cmdlet) được bổ sung cho phép nhà quản trị quản lý môi trường Windows Server tốt hơn. Bản cập nhật mới nhất cũng cải thiện khả năng truy cập Web, hẹn lịch, hỗ trợ các phiên ngắt kết nối cùng nhiều tính năng mới khác.

Những thay đổi trong CHKDSK
Ứng dụng CHKDSK đã được sử dụng từ MS-DOS 1.0 và hiện đã được gia cố trong Windows Server. Thay vì mất một lượng lớn thời gian kiên trì quét qua từng sectoer trên những ổ đĩa lớn thì CHKDSK mới bây giờ quét ổ đĩa theo hai bước: dò lỗi và ghi lại lỗi (cũng có thể chạy nền) sau đó vá lỗi dữ liệu.
Sự khác nhau giữa phiên bản CHKDSK truyền thống và phiên bản cái tiến là khá rõ nét về thời gian: Một số lượt quét có thể kéo dài 150 phút để hoàn tất thì chỉ mất 4 giây trên phiên bản cải tiến.
Nguồn Internet
[IMG]

Thứ Tư, 24 tháng 7, 2013

6 dự báo cộng tác trên nền điện toán đám mây

Internet kết nối mọi thứ, những tiến bộ của công nghệ và điện toán đám mây sẽ mang lại nhiều hình thức làm việc cộng tác khác nhau. Ông Eric Schoch, Giám đốc cao cấp của nhóm cộng tác và truyền thông Cisco System đã chia sẻ 6 dự báo về những cách thức làm việc cộng tác dựa trên nền điện toám đám mây. Ông cũng đưa ra 6 dự báo về những cách thức làm việc cộng tác dựa trên nền điện toán đám mây. Cụ thể như sau

Trong năm 2013, chúng ta sẽ thấy rằng yếu tố mềm dẻo và linh hoạt sẽ là những tiêu chí hàng đầu khi triển khai điện toán đám mây
"Các doanh nghiệp sẽ phải tạo ra một môi trường mà các nhân viên sẽ được kết nối theo những phương thức chưa từng xảy ra trước đó. Khi càng nhiều công ty nhận ra những rắc rối gia tăng trong việc thu thập dữ liệu lớn và ngày càng có nhiều nhân viên phải làm việc ngoài văn phòng, việc áp dụng công nghệ đám mây sẽ tăng theo cấp số nhân. Thống kê của Garther cho thấy 71% các doanh nghiệp đã sử dụng phần mềm như dịch vụ (Saá) trong 3 năm qua, với 3/4 trong số đó có kế hoạch về việc tăng ngân sách cho SaaS
Để có thể cạnh tranh hiệu quả, các doanh nghiệp cần tạo ra một môi trường mà nhân viên được kết nối theo những phương thức chưa từng xảy ra trước đó- kết nối nhân viên với khách hàng, đối tác và nhà phân phối theo thời gian thực, mọi lúc, mọi nơi và cung cấp cả thông tin bối cảnh cho các kết nối cộng tác này. Điều này chỉ có thể đạt được thông qua việc sử dụng ngày càng nhiều các công nghệ cộng tác và chia sẻ những dữ liệu phù hợp nhất trên các phương tiện truyền thoại, video và các đoạn chát truyền thống. Điện toán đám mây giúp tăng tốc độ triển khai của công nghệ này một cách nhất quán trong toàn bộ doanh nghiệp và các đối tác

Những môi hình lai sẽ tăng lên nhanh chóng và các khách hàng sẽ yêu cầu những trải nghiệp người dùng xuyên suốt, liền mạch giữa điện toán đám mây và điện toán nội bộ của họ.
Hơn 50% các doanh nghiệp đã bắt đầu dịch chuyển tải công việc vào đám mây trong năm 2011. Dần dần, các doanh nghiệp sẽ tìm đến một thế giới với nhiều đám mây nơi một số dịch vụ được lưu trữ trên các đám mây riêng cho những lý do như phù hợp với chính sách, quy định hoặc bảng cân đối tài chính trong khi các dịch vụ khác lại được lưu trữ bở các nhà cung cấp dịch vụ điện toán đám mây công cộng. Các doanh nghiệp sẽ chuyển sang tìm một sự cân bằng hợp lý giữa hai hình thức trên với mô hình đám mây lai. Hơn 50% các doanh nghiệp đã bắt đầu dịch chuyển tải công việc vào đám mây từ năm 2011 và tối thiểu 12% tổng tải công việc của doanh nghiệp sẽ được vận hành trên đám mây (các đám mây công cộng, đám mây riêng, đám mây lai) trên toàn cầu vào năm 2013.

Việc triển khai những tiến bộ của điện toán đám mây sẽ cho phép chúng ta thực hiện kết nối với video tới-bất-kỳ-đâu giữa các hệ thống di động, cá nhân và trong văn phòng.
Từ trước tới nay, 3 yếu tố chính gây cản trở cho sự áp dụng công nghệ video trên diện rộng là các chi phí cơ sở hạ tầng và thiết bị đầu cuối cao, chất lượng trải nghiệp ổn định và sự thiết hụt tương tác giữa các hệ thống. Trong năm 2013, chúng ta sẽ thấy những tiến bộ trên cả 3 thách thức này, đặc biệt là khả năng của phần mềm làm giảm đi đáng kể các chi phí về cơ sở hạ tầng và thiết bị đầu cuối. Triển khai những tiến bộ của điện toán đám mây sẽ cho phép chúng ta thực hiện kết nối video tới-bất-kỳ-đâu giữa các hệ thống di động, cá nhân và trong phòng trong khi phân bổ nguồn lực tối ưu dựa trên khả năng của thiết bị đầu cuối, dẫn đến chi phí giảm và chất lượng tăng lên đáng kể.

Điện thoại di động sẽ được kết nối mạng 4G LTE và trở thành các thiết bị đầy đủ tính năng cho các hợp tác doanh nghiệp
LTE cung cấp đủ băng thông để truyền thoại, video và dữ liệu trên một mạng vô tuyến duy nhất. Với những sự triển khai đã tăng tốc trên toàn thế giới, các nhà cung cấp dịch vụ di động đang chuyển đổi từ mạch kênh thoại (GSM/CDMA) sang một kiến trúc dựa trên Giao thức khởi tạo Phiên SIP (IMS) trên nền LTE, hỗ trợ các ứng dụng truyền thông đa phương tiện băng thông cao và thời gian thực. Trong năn, công ty Metro-PCS và các công ty viễn thông Hàn Quốc đã ra mắt ứng dụng thoại trên nền LTE dựa trên kiến trúc IMS (VoLTE) và các nhà khai thác lớn mong đợi sẽ cho ra mắt các ứng dụng tương tự vào cuối năm 2013 hoặc 2013. Khi doanh nghiệp càng yêu cầu cao về sự cộng tác qua video và ứng dụng doanh nghiệp xã hội, những sự hỗ trợ từ các nhà mạng lưới 4G LTE mới này sẽ tăng chất lượng của các phương tiện liên lạc và cộng tác.

Chiến dịch Internet Kết nối mọi thứ sẽ kết nối mọi người và "mọi thứ", cho phép sự cộng tác theo bối cảnh, cho phép những phong cách làm việc mới và cho phép con người thực sự thực hiện được những điều phi thường.
Những người lao động trí óc sử dụng phần mềm doanh nghiệp để gửi tin nhắn, gặp gỡ qua đàm thoại hoặc dieo và chia sẻ nội dung với đồng nghiệp hay khách hàng cũng có thể sử dụng các mạng xã hội như Facebook và Twitter, những thứ chưa được tích hợp đầy đủ vào doanh nghiệp. Hãy thử tưởng tượng về một giải pháp cho hội nghị cung cấp nhiều dữ liệu bối cảnh hơn. Khi bạn lướt đến tên của người tham dự, một tiểu sử trên trang LinkedIn sẽ được hiện ra với đầy đủ ảnh, chức danh và mô tả công việc cùng một danh sách đối tác mà họ kết nối. Thông tin lý lịch từ phần mềm xã hội về doanh nghiệp hay khách hàng ngay lập tức sẽ cho phép bạn chia sẻ những sở thích cá nhân về chuyên môn với đối tượng này. Những trải nghiệp này sẽ được thực hiện hóa bởi Internet kết nối mọi thứ, kết quả tạo ra một khối lượng dữ liệu lớn cung cấp cho chúng ta bối cảnh và những thông tin trong mọi thứ chúng ta làm, kể cả ở nơi làm  việc.
Năm 2013 sẽ đánh dấu sự khỏi đầu của một kỷ nguyên CNTT mới với sự nổi lên của những giám đốc CNTT tên tuổi.
Trong năm 2012, chúng ta đã chứng kiến được vai trò và nhu cầu về CNTT tăng lên theo cấp số nhân, và khi bước sang năm 2013 chúng ta nhận thấy xu hướng này ngày càng gia tăng. Sự tăng trưởng của điện toán đám mây và sự di chuyển từ máy tính để bàn sang không gian làm việc (Đa thiết bị và đa nền tảng) sẽ bắt đầu trở thành trọng tâm của chiến lượng kinh doanh và thành công trong điều hành. Năm 2013 sẽ là năm của các CIO. Tầm ảnh hưởng và hình ảnh của các CIO sẽ thay đổi theo từng năm và chúng ta sẽ bắt đầu thấy các "ngôi sao" CIO nổi lên. Những kỹ năng ngày càng phong phú của họ sẽ được đánh giá rất cao bởi những doanh nghiệp đang tìm kiếm sự đột phá, hấp dẫn thị trường và trị giá cổ phiếu. Đổi lại, họ sẽ có nhiều ảnh hưởng hơn, được ghi nhận nhiều hơn và có sức mạnh điều hành hơn.
(ITCNews)

Tăng tốc chuyển đổi sang điện toán đám mây riêng



Tăng tốc chuyển đổi sang mô hình điện toán đám mây riêng là chủ đề của hội thảo do Tập đoàn EMC- nhà phát triển và cung cấp hàng đầu thế giới về công nghệ và giải pháp cơ sở hạ tầng thông tin, tổ chức ngày 5/7 tại Thành phố Hồ Chí Minh

Theo ban tổ chức hội thảo, xu hướng ảo hóa để đơn giản hóa hạ tầng điện toán đám mây riêng nhằm tăng hiệu quả và độ sẵn sàng của các tài nguyên đang được áp dụng ngày càng nhiều tại các Doanh nghiệp Việt Nam

Nhiều Doanh nghiệp đã ảo hóa được 20%-30% máy chủ và sẵn sàng để chuyển đổi hoàn toàn sang mô hình điện toán đám mây riêng để thu được nhiều giá trị kinh doanh hơn từ hạ tầng công nghệ thông tin của mình.

Theo đó công nghệ Unified storage được thiết kế đặc biệt để hỗ trợ doanh nghiệp chuyển sang mô hình điện toán đám mây riêng dễ dàng, nhanh chóng, hiệu quả và an toàn.

Cùng với việc chuyển đổi sang mô hình điện toán đám mây, bài toán bảo vệ dữ liệu lại càng ngày trở nên quan trọng và tiềm ẩn nhiều thách thức

Để có thể vận hành an toàn mô hình này, thực hiện chuyển đổi máy chủ và ứng dụng la chưa đủ mà đòi hỏi phải thực hiện cả hạ tầng bảo vệ, phục hồi và lưu trữ lâu dài.

Ông Nguyễn Đức Toàn, Tổng Giám đốc EMC Việt Nam nhận định các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Việt Nam đã rất tích cực chuyển đổi sang mô hình ảo hóa và điện toán đám mây, đã được những kết quả rất tốt.

Hiện nay, với hơn 70% thị phần trong lĩnh vực bảo vệ dữ liệu trong môi trường điện toán đám mây, EMC đã mang lại cho khách hàng các giải pháp hoàn chỉnh và phù hợp.
Theo ông Mai Trí Trung, giám đốc kỹ thuật công ty NT & T cho biết thêm công nghệ sao lưu dữ liệu chống trùng lặp (Deduplication) sẽ cải thiện đáng kể về mặt tốc độ sao lưu lên hàng chục lần, giảm băng thông trên mạng tới hơn 80% và khôi phục dữ liệu khi có sự cố cũng tăng lên hàng chục lần.

Theo Vietnampus

Thứ Ba, 23 tháng 7, 2013

Ubuntu One - Miễn phí lưu trữ file


Ngoài các dịch vụ lưu trữ điện toán đám mây đang được sử dụng phổ biến hiện nay như Google Drive, DropBox, SkyDrive, Box…


Hôm nay EXA trueCloud xin giới thiệu với các bạn một dịch vụ lưu trữ đám mây khác là Ubuntu One. Dịch vụ này cung cấp cho người dùng 5GB lưu trữ miễn phí chỉ sau vài bước đơn giản nhé

Bước 1: Bạn có thể đăng ký tài khoản Ubuntu One tạihttps://login.ubuntu.com/sdD3DzWMHhN48wm7/+decide để tạo tài khoản
Chọn “Create Account” bên phải và chọn tích ô” I am a new Ubuntu one user” để tạo account mới.
Điền đầy đủ thông tin đặc biệt là địa chỉ email phải chính xác, nhấn Create account. Sau đó nhận 1 được link hoặc mã kích hoạt tại mail kích hoạt và hoàn tất bước 1.

Bước 2: Truy cập vào địa chỉ sau:https://one.ubuntu.com/downloads
Chọn đúng hệ điều hành của bạn tải về công cụ Ubuntu One và cài đặt, đăng nhập và sử dụng !!!
Hoặc người dùng có thể upload file từ web qua địa chỉ:https://one.ubuntu.com/files/

Chúc bạn thành công.

Thứ Hai, 22 tháng 7, 2013

Thiết kế CSDL để cho nhiều bên thuê trên điện toán đám mây

Hãy tìm hiểu một số vấn đề mà các nhà cung cấp phần mềm như một dịch vụ (SaaS) mới xuất hiện cần phải xem xét khi phát triển các ứng dụng hoặc sửa đổi những ứng dụng hiện có để chúng có thể cho nhiều bên thuê trên đám mây. Bài viết này chỉ thảo luận các vấn đề cần xem xét từ góc nhìn cơ sở dữ liệu, cụ thể là từ góc nhìn DB2 của IBM. Sáu trường hợp hoặc sáu phương thức được mô tả.

Điện toán đám mây là thị trường mở mà trước đây các doanh nghiệp còn chưa nhòm ngó đến. Một số công ty phần mềm bây giờ đang nghĩ đến việc cung cấp phần mềm của họ như là một dịch vụ thay vì phương thức phát triển phần mềm thông thường và bán chúng cho khách hàng của họ bằng cách sử dụng phương pháp phân phối điển hình. Để trở thành nhà cung cấp phần mềm như là một dịch vụ (SaaS), các công ty cần phải tìm được sự cân bằng đúng mức, khi tài nguyên được chia sẻ giữa nhiều người thuê khác nhau để giảm chi phí, trong khi vẫn đảm bảo rằng thông tin khách hàng được giữ kín riêng tư với các khách hàng khác. Không có vấn đề gì nghiêm trọng hơn là việc có thể xem thông tin riêng tư của một bên thuê từ tài khoản của một bên thuê khác. Ngoài thông tin riêng tư của người thuê, các nhà cung cấp SaaS phải cung cấp một mức độ tuỳ biến nào đó cho khách hàng của họ.
Trong một môi trường nhiều người thuê, công ty SaaS có thể giảm chi phí nếu họ chia sẻ hoặc sử dụng lại nhiều hơn các nguồn tài nguyên của họ. Tuy nhiên, càng nhiều công ty chia sẻ tài nguyên, thì công ty càng phải đối mặt với nhiều rủi ro hơn, bởi vì sự cố ngừng một tài nguyên chia sẻ chung có thể nhiều khả năng ảnh hưởng đến nhiều khách hàng. Các nguồn tài nguyên được chia sẻ nhiều hơn cũng tăng thêm độ phức tạp cho giải pháp.
Hình 1 đã được sử dụng trong một số bài thuyết trình của IBM để cho thấy tổng quan của một môi trường ứng dụng nhiều người thuê.

 

Đối với bài viết này, chúng tôi sẽ chỉ tập trung vào các tầng dữ liệu được hiển thị ở phía bên phải của hình 1, và chúng tôi sẽ sử dụng phần mềm DB2. Các tầng khác có thể được xử lý bởi phần mềm IBM khác, chẳng hạn như phần mềm WebSphere Portlet factory (nhà máy Portlet của WebSphere), WebSphere Portal Server (Máy chủ Portal của WebSphere), Tivoli® Directory Server (Máy chủ Directory của Tivoli), Tivoli Directory Integrator (Trình tích hợp Directory của Tivoli), Tivoli Provisioning Manager (Trình quản lý hậu cần của Tivoli), Tivoli Monitoring (Giám sát của Tivoli), Tivoli Usage and Accounting Manager (Trình quản lý sử dụng và kế toán của Tivoli) và v.v..
Tính năng cho nhiều người thuê tại tầng dữ liệu bằng cách sử dụng DB2 có thể được sử dụng trong các tình huống khác nhau như được thảo luận trong sáu trường hợp sau đây. Cũng nên nhớ rằng nếu bạn là một công ty nhỏ và muốn giảm chi phí mua giấy phép, bạn có thể xem xét việc sử dụng phiên bản miễn phí của DB2: DB2 Express-C. DB2 Express-C không có bất kỳ giới hạn nào về kích thước cơ sở dữ liệu.
Trong trường hợp này, các tài nguyên sau được chia sẻ:
  • Máy chủ cơ sở dữ liệu
  • Cá thể DB2
  • Cơ sở dữ liệu
  • Một hoặc nhiều không gian bảng
  • Một hoặc nhiều bảng
Hình 2 là tổng quan về các tài nguyên được chia sẻ trong trường hợp này. Các bảng inventory (kiểm kê hàng), customer (khách hàng) và order (đơn hàng) có thông tin từ các khách hàng của nhiều bên thuê khác nhau..


Các lợi thế của trường hợp này là nó cung cấp chi phí thấp nhất, lưu trữ thấp nhất, số tiền mua giấy phép DB2 tối thiểu và số lượng tối thiểu các cá thể đám mây cần thiết.
Những bất lợi chính là nếu một bảng hỏng chẳng hạn, nó ảnh hưởng đến tất cả khách hàng. Ngoài ra, có thể có thêm sự phức tạp của ứng dụng nữa khi luôn phải cố gắng để xác định cần lấy ra những bản ghi nào trong các truy vấn của bạn để phục vụ một người thuê đã cho.
Trong trường hợp này, các nguồn tài nguyên sau được chia sẻ:
  • Máy chủ cơ sở dữ liệu
  • Cá thể DB2
  • Cơ sở dữ liệu
Trong trường hợp này, lợi ích là chia sẻ cơ sở dữ liệu vẫn còn chi phí tương đối thấp do vẫn còn sử dụng một giấy phép DB2 và một cá thể đám mây. Sự cô lập dữ liệu là tốt bởi vì sử dụng các tập hợp bảng khác nhau. Tùy biến từ phối cảnh dữ liệu dễ dàng hơn vì mọi người thuê đều có bộ bảng riêng.
Các điểm bất lợi là phải cần lưu trữ nhiều hơn vì bạn cần tạo ra một tập hợp các bảng tương tự nhau cho mỗi người thuê. Vì vậy, khi so sánh với trường hợp 1, bạn sẽ được sử dụng x lần nhiều hơn dung lượng lưu trữ, trong đó x là số lượng người thuê. Sự phức tạp ứng dụng cũng tăng lên và không được linh hoạt lắm, vì bây giờ bạn cần tùy chỉnh các ứng dụng của bạn để xử lý tên bảng khác nhau và có khả năng là cả các cấu trúc bảng khác nhau trong trường hợp có tùy biến riêng cho người thuê.

Trong trường hợp này, các nguồn tài nguyên sau được chia sẻ:
  • Máy chủ cơ sở dữ liệu
  • Cá thể DB2
  • Cơ sở dữ liệu
    Hình 3 là tổng quan về các tài nguyên được chia sẻ trong trường hợp này

Theo trường hợp này, lợi ích là chi phí vẫn còn thấp, gần như giống với trường hợp 2. Bạn vẫn cần một giấy phép DB2 và một cá thể đám mây. Cô lập dữ liệu là tốt vì sử dụng các tập hợp bảng riêng biệt. So sánh với trường hợp 2, có ít phức tạp hơn trong các ứng dụng bởi vì có thể sử dụng các câu lệnh SQL hoàn toàn như nhau. Chuyển hướng truy vấn đến tập hợp các bảng cho trước được thực hiện bằng cách thay đổi tên lược đồ bằng lệnh SET SCHEMA. Các tuỳ chỉnh của một bảng đã cho đương nhiên sẽ làm phức tạp thêm ứng dụng của bạn.
Điểm bất lợi, giống như trong trường hợp 2, bạn vẫn phải sử dụng không gian lưu trữ nhiều hơn bởi vì bạn sẽ tạo ra một tập hợp bảng cho mỗi người thuê.
Trong trường hợp này, các nguồn tài nguyên sau được chia sẻ:
  • Máy chủ cơ sở dữ liệu
  • Cá thể DB2
    Hình 4 là tổng quan các tài nguyên được chia sẻ

Trong trường hợp này, lợi ích là chi phí vẫn còn thấp, gần như giống như trong trường hợp 2. Bạn vẫn sẽ cần một giấy phép DB2 và một cá thể đám mây. Cô lập dữ liệu là rất tốt bởi vì mỗi người thuê có cơ sở dữ liệu riêng của mình, cơ sở dữ liệu này trong DB2 là một đơn vị độc lập. Mỗi cơ sở dữ liệu có thể được định cấu hình và được duy trì một cách độc lập, mang lại nhiều linh hoạt hơn. Sự phức tạp của ứng dụng ít hơn trường hợp 1. Cấu trúc bảng cho hầu hết các bảng sẽ giống nhau trong tất cả các cơ sở dữ liệu. Nếu một người thuê có yêu cầu tùy biến, thì có thể thay đổi định nghĩa bảng, nhưng điều này làm cho các ứng dụng thêm phức tạp.
Điểm bất lợi là bạn sẽ cần lưu trữ nhiều hơn. Mỗi cơ sở dữ liệu DB2 tạo ra danh mục của riêng mình, mà trong các sản phẩm cơ sở dữ liệu khác được gọi là từ điển dữ liệu, do đó, sẽ phải tạo ra nhiều bảng, nhiều khung nhìn hơn cũng như các đối tượng cơ sở dữ liệu khác từ hệ thống. Ngoài ra, trong trường hợp của DB2, sẽ có giới hạn không quá 256 cơ sở dữ liệu hoạt động trong mỗi cá thể, do đó, theo kịch bản này, chỉ không quá 256 người thuê có thể làm việc đồng thời. Một nhược điểm nữa là mức tiêu thụ bộ nhớ của bạn cũng tăng lên, nó có thể là sự phiền hà về hai mặt:
  • Bạn có thể đạt tới giới hạn bộ nhớ của ấn bản DB2 mà bạn đang sử dụng, và sẽ phải mua một ấn bản DB2 đắt tiền hơn.
  • Bạn có thể đạt tới giới hạn bộ nhớ trong cá thể điện toán đám mây của bạn, trong trường hợp này, bạn sẽ cần phải chọn cá thể đám mây đắt tiền hơn.
Trong trường hợp này, chỉ có các tài nguyên máy chủ cơ sở dữ liệu được chia sẻ. Hình 6 là tổng quan về các tài nguyên được chia sẻ trong trường hợp này. 


Trong kịch bản này, mỗi người thuê nhận được cá thể DB2 của riêng họ. Lợi ích đầu tiên là kiểm soát truy cập tốt. Sự phức tạp của ứng dụng tương tự như trường hợp 4. Tuy nhiên, người quản trị hệ thống phải định cấu hình các thông số kết nối một cách thích hợp trong tất cả các cá thể, có nghĩa là phải làm nhiều công việc hơn. Cấu trúc bảng cho hầu hết các bảng là như nhau, và giống như trong trường hợp 4, đối với một người thuê nhất định, bạn có thể tùy chỉnh một số bảng, nhưng phải thay đổi ứng dụng. Một lợi ích khác là mỗi cá thể và cơ sở dữ liệu có thể được duy trì độc lập. Nếu bạn bỏ đi một cá thể, thì nó chỉ ảnh hưởng đến một người thuê.
Một lần nữa, liên quan đến các bất lợi, bạn cần lưu trữ nhiều hơn các trường hợp khác và bạn cũng có thể gặp phải các vấn đề liên quan đến bộ nhớ. Mặc dù số lượng các cá thể trong DB2 được giới hạn bởi các giới hạn của hệ điều hành, và mặc dù khởi chạy một cá thể không tiêu thụ nhiều bộ nhớ, nhưng nếu như nhiều cá thể được khởi chạy, mỗi cá thể có một số cơ sở dữ liệu hoạt động tại cùng thời điểm thì vẫn có thể gây ra các vấn đề bộ nhớ. Kết quả là, bạn có thể bị buộc phải thay đổi ấn bản DB2 của mình để mua bạn một ấn bản mới đắt tiền hơn hoặc thay đổi cá thể đám mây của bạn bằng một cá thể lớn hơn và đắt tiền hơn. Ngoài những bất lợi này, sự phức tạp về quản trị cũng sẽ tăng lên, điều này có thể khiến cho các công ty thuê thêm tài nguyên và ảnh hưởng trực tiếp đến chi phí.
Trong trường hợp này, chỉ có các tài nguyên máy chủ cơ sở dữ liệu được chia sẻ. Hình 7 là tổng quan của các tài nguyên được chia sẻ trong trường hợp này.


Với mục đích cung cấp phần mềm như một dịch vụ (SaaS), thực sự không có lợi ích gì khi sử dụng cách tiếp cận này. Có một số nhược điểm:
  • Nhiều bản sao của mã DB2 hơn phải được lưu trữ trong cá thể đám mây của bạn, do vậy chiếm nhiều không gian.
  • Bạn phải cài đặt và định cấu hình DB2 cho mỗi bản sao đã cài đặt, do đó mất nhiều thời gian thiết lập quản trị.
  • Có nhiều phức tạp về ứng dụng, và loại môi trường này có thể gây nhầm lẫn cho các nhà phát triển ví dụ như sẽ kết nối đến cơ sở dữ liệu nào, trong cá thể nào của bản sao DB2 nào.
  • Nó có những vấn đề về bộ nhớ và tốn nhiều vùng lưu trữ, tương tự như trường hợp 5
Tóm lại, trường hợp này không có lợi ích thực sự, nhưng được bàn thêm trong bài viết này để cho đầy đủ.
Như đã đề cập, việc tuỳ biến cho người thuê nào đó có thể thêm sự phức tạp cho ứng dụng và quản lý. Phần này mô tả có thể xử lý tuỳ biến như thế nào bằng cách sử dụng XML - cụ thể là công nghệ pureXML của DB2, công nghệ này cung cấp sự linh hoạt hơn. 


Hình này cho thấy người thuê có nhiều khách hàng và mỗi khách hàng có hồ sơ khác nhau. Cột ID của người thuê (TID) ở cả hai bảng được sử dụng để xác định người thuê. Dòng 1 và 3 trong bảng bên trái thuộc về một người thuê với TID là 1, hàng 2, 4, và 5 thuộc về người thuê khác với TID là 2.
Giả sử người thuê số 2 (TID = 2) có một quy tắc kinh doanh, theo quy tắc này khách hàng không thể nhập vào thông tin về số điện thoại, do đó lưu trữ thông tin về số điện thoại sẽ không được áp dụng đối với người thuê này. Tuy nhiên, trong một môi trường nhiều người thuê với các bảng được chia sẻ (trường hợp 1), công ty SaaS cần phải xem xét rằng người thuê khác lại muốn bao gồm các thông tin về số điện thoại. Bằng cách sử dụng cơ sở dữ liệu SQL truyền thống (bảng bên trái), nhà cung cấp SaaS có thể tạo ra bảng cột cố định, trong đó bao gồm các cột cho tất cả các trường hợp về số điện thoại có thể có (số điện thoại di động, số điện thoại nhà). Ngay cả nếu người thuê số 2 không cho phép nhập số điện thoại trong hồ sơ khách hàng, thì vẫn có cột này. Vì vậy, có rất nhiều "lỗ hổng" và dữ liệu bị rải rác, thưa thớt, như được đánh dấu bằng các vòng tròn trong hình 8.
Ngoài ra, giả sử người thuê số 1 (TID = 1) muốn thay đổi yêu cầu của họ, muốn rằng không chỉ lưu trữ số điện thoại di động và số điện nhà riêng mà còn cả số điện thoại tại nơi làm việc. Trong tình huống này, bạn có thể phải thay đổi bảng. Tuy nhiên, nếu bạn làm theo các quy tắc chuẩn hóa trong thiết kế cơ sở dữ liệu, bạn thực sự cần tạo ra một bảng PHONE (Số điện thoại) riêng biệt. Sau đó, bạn sẽ phải di chuyển dữ liệu và thay đổi các ứng dụng của bạn để truy vấn SQL của bạn trỏ đến bảng PHONE mới và dùng phép nối bảng (join). Phương pháp này không linh hoạt.
Ở bên phải của Hình 8 là phương pháp được đề xuất nhằm xử lý tùy chỉnh. Bảng trong trường hợp này chỉ có hai cột, cột thứ hai được định nghĩa với kiểu dữ liệu là XML. Bằng cách sử dụng XML, sẽ có nhiều linh hoạt hơn để xử lý các thay đổi trong lược đồ cơ sở dữ liệu. Ngoài ra, với công nghệ pureXML của DB2, hiệu suất được cải thiện rất nhiều. DB2 9.7 cũng cho phép tiến triển lược đồ, nên các thay đổi trong tương lai với một lược đồ XML có thể được dễ dàng áp dụng. Ngoài ra, DB2 cho phép nhiều lược đồ XML cho một cột, do đó mỗi người thuê có thể sử dụng lược đồ XML riêng biệt.
Trong bài viết này, chúng tôi đã nói về những cân nhắc mà các nhà cung cấp SaaS mới cần phải xem xét khi phát triển các ứng dụng mới hoặc sửa đổi những ứng dụng hiện có. Bài viết này thảo luận các cân nhắc hoặc các trường hợp chỉ từ góc độ cơ sở dữ liệu, cụ thể là từ phối cảnh của DB2. Sáu trường hợp hay phương pháp đã được mô tả. Trong nhiều tình huống trong thế giới công nghệ thông tin, bạn cần phải tìm sự cân bằng chi phí so với yêu cầu khi lựa chọn một phương pháp nào đó so với phương pháp khác. Các phương pháp mà bạn chia sẻ nhiều nhất cho phép sử dụng tốt hơn các nguồn lực và chi phí ít hơn. Tuy nhiên, nếu không được thiết kế một cách đúng đắn, chúng có thể gây ra rất nhiều rắc rối bởi vì sự cố của một tài nguyên có thể ảnh hưởng đến nhiều người thuê. Ngoài ra, khi sử dụng các phương pháp mà bạn chia sẻ tài nguyên ít hơn có thể làm tăng chi phí của bạn, mặc dù rủi ro cho người thuê khác là ít đi.
Là nhà cung cấp SaaS, bạn có thể phải lựa chọn các phương pháp, nơi bạn chia sẻ tài nguyên. Nếu bạn có các biện pháp phòng ngừa cần thiết, chẳng hạn như bằng cách sử dụng DB2 HADR, và các khả năng sẵn sàng cao và kiểm soát dự phòng khác, bạn có thể làm giảm hoặc ngăn ngừa các vấn đề trong một môi trường nhiều người thuê. Một vài trong số những kiểm soát khả năng phục hồi dữ liệu được xây dựng sẵn trong đám mây.
Nguồn IBM


Điện toán đám mây: Giải pháp bảo mật tối ưu của chính quyền điện tử


Ngày 11-6, tại Đà Nẵng diễn ra hội thảo “An ninh mạng trên nền điện toán đám mây IBM” nhằm giới thiệu các giải pháp bảo mật tối ưu của công nghệ điện toán đám mây, đảm bảo cho hạ tầng công nghệ thông tin hoạt động ổn định, chủ động trong quá trình giải quyết các sự cố trên hệ thống mạng.
Hội thảo do Sở Thông tin và Truyền thông Đà Nẵng phối hợp với Công ty IBM Việt Nam tổ chức.
Hiện tại Đà Nẵng đang tập trung xây dựng cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin kết nối các sở, ban ngành, quận huyện với hệ thống xã, phường hướng đến mục tiêu Chính quyền điện tử.
Trong tháng 6 này, thành phố sẽ đưa vào sử dụng hệ thống wifi cho phép người dân và du khách sử dụng internet và đăng nhập duyệt web miễn phí. Do vậy, vấn đề bảo mật và đảm bảo an ninh mạng được đặt ra với nhiều cơ quan và doanh nghiệp.
Ông Nguyễn Quang Thanh, Phó Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông Đà Nẵng cho biết: “Việc phối hợp với IBM xây dựng hệ thống an ninh trên nền điện toán đám mây nhằm bảo đảm cung cấp các dịch vụ công qua mạng một cách an toàn, thuận tiện”.
Tại hội thảo, đại diện công ty IBM Việt Nam giới thiệu các giải pháp bảo mật tối ưu của công nghệ điện toán đám mây, đảm bảo cho hạ tầng công nghệ thông tin của thành phố hoạt động ổn định, chủ động trong quá trình giải quyết các sự cố trên hệ thống mạng. Yêu cầu bảo mật cao nhất đối với Trung tâm dữ liệu của thành phố, đây là một trong những nơi lưu trữ và xử lý, bảo đảm cho chính quyền điện tử hoạt động hiệu quả.
Theo báo Công An nhân dân

Điện toán đám mây- rất đơn giản

Hiện nay, khái niệm điện toán đám mây đang ngày càng được người dùng biết đến. Tuy nhiên, với một số người, khái niệm này còn khá “mơ hồ” như là… mây vậy. Trong khi đó, một số khác đơn thuần chỉ hiểu đám mây là lưu trữ dữ liệu trên internet
Thực tế điện toán đám mây có thể ứng dụng được rất nhiều, bài viết bài chỉ chia sẻ một phần nhỏ của đám mây về lưu trữ dữ liệu. 


1. Dữ liệu của tôi được lưu ở đâu ? 

Sử dụng các dịch vụ điện toán đám mây đồng nghĩa với việc dữ liệu của bạn được lưu trên các hệ thống đĩa cứng lớn trong các máy chủ khổng lồ được kết nối với mạng Internet. Khi sử dụng dịch vụ điện toán đám mây qua giao diện web và truy cập ứng dụng qua mạng, bạn có thể sử dụng bất kỳ thiết bị nào có thể kết nội vào Internet như: PC, Laptop, máy tính bảng hay thậm chí điện thoại di động ở bất kỳ nơi nào. Bạn có thể sử dụng các ứng dụng cho công việc như email, phần mềm office… mà không phải quan tâm đến cơ sở hạ tầng. Việc đó hãy để các nhà cung cấp dịch vụ điện toán đám mây làm thay bạn với chi phí ban đầu thấp mà có ngay một cơ sở hạ tầng ổn định để sử dụng. 


2. Điện toán đám mây có phải khái niệm hoàn toàn mới ?


Không hề. Một thực tế thú vị là điện toán đám mây thực ra đã hiện diện từ lâu qua các dịch vụ mà người dùng không lạ lẫm gì. Tuy nhiên ít người biết được điều này. Có rất nhiều dịch vụ điện toán đám mây đã và đang được sử dụng– thậm chí là từ lâu. Bạn hãy tự hỏi mình xem đã bao giờ lưu dữ liệu ở đâu đó để mở từ mọi nơi (Flickr, Dropbox, Mediafire…), chạy các ứng dụng web như diệt virus, email (Yahoo, Gmail, Hotmail…), soạn thảo văn bản, máy ảo… hay chưa ? Nếu rồi, bạn đã và đang sử dụng điện toán đám mây. 


3. Điện toán đám mây đồng nghĩa với kho lưu trữ trực tuyến ? 


Đúng nhưng chưa đủ. Hiển nhiên việc sử dụng “đám mây” sẽ cho phép bạn có kho lưu trữ dữ liệu trực tuyến và khả năng truy cập nhiều dịch vụ để đáp ứng nhu cầu khác nhau. Ví dụ Dropbox – công cụ lưu trữ trực tuyến cho phép mọi người dùng mới đăng kí có 2GB miến phí sử dụng. Các dịch vụ khác như Amazon mặc định cho 5GB. Bên cạnh lưu trữ, các dịch vụ như Google còn cho phép tạo tài liệu, các bảng tính, lịch… và sử dụng nhiều công cụ văn phòng hữu ích một cách miễn phí. Trong khi đó, Spotify lại là dịch vụ lưu nhạc trực tuyến với hàng triệu bài hát cho phép sử dụng miễn phí thời gian đầu. 


4. Điện toán đám mây có giúp linh hoạt hơn trong công việc ? 




Khả năng truy cập dữ liệu ở mọi nơi đồng thời cho phép bạn tiếp tục công việc đúng ở chỗ trước đó dừng lại là một lợi thế lớn cho công việc. Hiện nay, những dịch vụ như iCloud, Google đã cho phép đồng bộ các thiết bị cùng lúc bất cứ khi nào người dùng cập nhật nội dung của các tập tin. Như thế, dù là sử dụng thiết bị nào, bạn cũng có thể truy cập ngay tới cùng một tập tin dữ liệu. Tuy nhiên, trước khi sử dụng bất kỳ dịch vụ nào, bạn hãy tìm hiểu về chính sách bảo mật của từng nhà cung cấp để bảo vệ sự riêng tư của bạn. 


5. Điện toán đám mây có giúp tôi cắt giảm chi phí đầu tư ? 

Thực tế, điện toán đám mây là giải pháp giúp các doanh nghiệp tiết kiệm đáng kể chi phí trong khi vẫn tận dụng được những tính năng hiện đại nhất. Những khía cạnh “tiết kiệm” có thể đạt được ví dụ như năng lượng vận hành máy chủ, chi phí cho bản quyền phần mềm… khi doanh nghiệp chuyển từ việc sử dụng phần mềm email riêng (kiểu như Outlook) sang mail trên web, đưa cơ chế phòng virus sang dạng trực tuyến, sử dụng các dịch vụ lưu trữ đám mây thay cho máy chủ riêng. Việc tận dụng tối đa các dịch vụ đám mây sẽ cho phép bạn tiết kiệm đáng kể chi phí


6. Làm thế nào để bảo vệ dữ liệu nhạy cảm, riêng tư ? 

Nhiều chuyên gia bảo mật khuyến cáo rằng người dùng luôn luôn nên mã hoá dữ liệu ngay từ đầu. Đây là điều đặc biệt quan trọng nếu bạn là người dùng thường xuyên thực hiện các tác vụ liên quan tới tài chính hoặc tài liệu có dữ liệu nhạy cảm, cá nhân riêng tư. Việc tự mã hoá dữ liệu cũng có thể được xem là lớp bảo vệ đầu tiên rất mạnh mẽ. Các gói công cụ văn phòng điển hình như Microsoft Office đều cho phép mã hoá các tập tin với từ khoá riêng. 

Biên tập từ nguồn Internet